Phân loại nhựa thân thiện môi trường
Thời gian gần đây ngày càng có nhiều người nhận thức được tác hại của rác thải nhựa đến môi trường hơn. Vì thế nhu cầu sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường của họ cũng ngày càng tăng theo.
Tuy nhiên, lúc này họ lại vấp phải một rào cản đó là không phân biệt được đâu là nhựa thân thiện với môi trường, là nhựa sinh học hay nhựa phân hủy sinh học? Đâu là loại nhựa thực sự tốt cho môi trường trong hai loại nhựa này?
Để tháo gỡ những rắc rối này, hãy cùng chúng tôi phân tích sâu hơn.
1. Nhựa sinh học
Nhựa sinh học hay còn gọi là nhựa hữu cơ, là loại nhựa được làm từ nguyên liệu có nguồn gốc từ tự nhiên như: bột ngô, bột gạo, khoai, sắn… .
Tuy nhiên, loại nhựa sinh học này cũng được chia thành 2 loại dựa theo khả năng phân hủy đó là: Nhựa sinh học có thể phân hủy sinh học và nhựa sinh học không thể phân hủy sinh học.
2. Nhựa sinh học có thể phân hủy sinh học
Nhựa sinh học có thể phân hủy sinh học là loại nhựa dưới sự tác động của vi sinh vật thì sẽ bị biến đổi hoàn toàn thành CO2, H20, sinh khối… Nguyên liệu để làm ra loại nhựa này điển hình có thể kể đến:
PLA (polylactic axit) là nguyên liệu sinh học được sản xuất tinh bột thực vật như ngô, khoai, sắn…
Hoặc trong một số trường hợp thuộc lĩnh vực y khoa, loại nhựa này có thể được chế tạo từ polyhydroxyalkanoates (PHAs) có nguồn gốc từ vi sinh vật.
Tuy nhiên mức độ phổ biến của PHAs là không cao so với PLA. Vì thế ở phần sau chúng tôi sẽ chỉ nói chi tiết hơn về loại nhựa thân thiện với môi trường được làm từ PLA để bạn có cái nhìn tổng quát nhất.
Đặc điểm của nhựa PLA:
Nhựa PLA có bề ngoài và cách thức hoạt động như polyethylene terephthalate (PET) và polypropylen nên nếu nhìn bằng mắt thường rất khó để phân biệt nhựa PLA với nhựa truyền thống.
Khả năng phân huỷ:
Thời gian phân huỷ của nhựa PLA khá ngắn, chỉ vài tháng hoặc vài năm.
Khi bị vi sinh vật tác động, loại nhựa thân thiện với môi trường này sẽ phân hủy hoàn toàn thành CO2, H2O, phân mùn… Chính điều này đã tạo ra được rất nhiều tác dụng tích cực lên môi trường.
Lợi ích với môi trường:
Theo NatureWorks, một công ty chuyên sản xuất nhựa sinh học tại Mỹ cho biết, sản xuất nhựa PLA sẽ tiết kiệm ⅔ năng lượng so với sản xuất nhựa thông thường. Từ đó giúp tiết kiệm đáng kể các nguồn năng lượng hóa thạch đang cạn kiệt dần.
Không giống như nhựa truyền thống, khi bị phân hủy thì nhựa sinh học PLA không làm gia tăng lượng CO2 trong không khí quá nhiều. Đặc biệt, nếu được chôn lấp (được ủ), khi phân huỷ chúng sẽ sản xuất khí nhà kính ít hơn 70%.
Tính ứng dụng: Vì nhựa PLA không độc hại với cơ thể người nên hiện nay nhựa PLA đang được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống:
Trong lĩnh vực bao bì đóng gói: sản xuất màng bọc thực phẩm, túi đựng đồ siêu thị, túi đựng rác, hộp, dây đai buộc hàng thân thiện môi trường …
Trong kỹ thuật cấy mô: Nhựa PLA được dùng để tái tạo mô ở các cơ quan như xương, sụn, bàng quang, gan, van tim cơ học….
Làm vật liệu mang, dẫn truyền thuốc: Nhựa PLA được dùng để dẫn truyền thuốc cho bệnh nhân bị uốn ván, bị đái tháo đường hay Paclitaxel cho bệnh nhân ung thư…
Trong nông nghiệp: Nhựa PLA được dùng làm màng phủ sinh học, giúp làm tăng độ chín của quả, giữ ẩm, ngăn chặn các yếu tố thời tiết…
Trong lĩnh vực điện tử: Nhựa PLA được dùng để làm vỏ máy tính, vỏ điện thoại, hệ thống khung của laptop… .
Các bước sản xuất nhựa PLA:
Bước 1: Thu hoạch củ hoặc bắp của các loại thực vật giàu tinh bột như ngô, khoai, sắn, rong… .
Bước 2: Xử lý và nghiền để chiết xuất thành dextrose (một loại đường).
Bước 3: Lên men để biến đường dextrose thành axit lactic.
Bước 4: Chuyển đổi axit lactic thành lactide trong nhà máy hóa chất.
Bước 5: Polyme hóa để tạo ra các phân tử chuỗi dài polylactide acid (PLA).
Như vậy, có thể thấy, loại nhựa sinh học như nhựa PLA đang là loại nhựa tối ưu nhất cho môi trường hiện nay.
Chúng được sản xuất từ nguồn nguyên liệu có thể tái tạo được (nguồn gốc tinh bột như: ngô, khoai, sắn…) và sau khi sử dụng, bị thải ra môi trường thì chúng sẽ bị phân hủy hoàn toàn thành CO2, H2O và phân mùn.
3. Nhựa sinh học nhưng không phân hủy sinh học
Loại nhựa sinh học này dù được làm từ các nguyên liệu có nguồn gốc từ tự nhiên như bột gạo, ngô, khoai, sắn… Nhưng trong quá trình sản xuất các loại tinh bột này sẽ được chuyển hóa thành ethanol sau đó được tổng hợp thành ethylene/propylene mà không phải axit polylactic (PLA).
Từ ethylene hoặc propylene người ta tiếp tục tiến hành các phản ứng trùng hợp để tạo thành nhựa PE, PP truyền thống. Về bản chất, nhựa PE và PP không phân huỷ mà chỉ phân rã thành các mảnh nhỏ.
Chính vì vậy mặc dù là nhựa sinh học nhưng loại nhựa này lại không có khả năng phân huỷ sinh học.
Tuy nhiên, vì chúng được sản xuất từ các nguyên liệu có thể tái tạo (bột gạo, bột ngô…). Vì thế xét theo một nghĩa rộng hơn thì chúng vẫn có phần thân thiện hơn so với loại nhựa PE có nguồn gốc từ dầu mỏ.
4. Nhựa phân hủy sinh học
Nhựa phân huỷ sinh học được dùng để chỉ các loại nhựa khi bị vi sinh vật tác động vào sẽ phân hủy hoàn toàn thành metan, CO2, nước, sinh khối… Đây được đánh giá là loại nhựa thân thiện với môi trường nhất hiện nay.
Nhựa phân huỷ sinh học đang được chia thành hai loại tùy theo nguồn gốc nguyên vật liệu làm ra của chúng:
Nhựa phân hủy sinh học được làm từ nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên (tinh bột gạo, ngô…). Đây chính là loại nhựa như nhựa PLA đã được phân tích phía trên.
Nhựa phân hủy sinh học được làm từ nguyên liệu có nguồn gốc dầu mỏ: Loại nhựa này (điển hình là nhựa PBAT) tuy được làm từ nguồn gốc dầu mỏ nhưng chúng lại có thể phân hủy sinh học. Vì thế chúng cũng được coi là phương án tốt thay thế tốt cho nhựa truyền thống, giúp bảo vệ môi trường.
5. Nhựa tái chế/nhựa sinh thái
Đúng như tên gọi, nhựa tái chế là loại nhựa được tạo thành sau quá trình thu gom và tái chế lại các loại nhựa cũ. Nhựa tái chế giúp tiết kiệm vật liệu và giảm thiểu lượng rác thải nhựa ra môi trường. DE KOHN rất tự hào sản xuất Dây Đai Nhựa chất lượng cao từ nguồn nguyên liệu nhựa tái chế để cung cấp cho nhu cầu đóng gói hàng hóa như đóng đai gạch ceramic, đóng gói hàng tiêu dùng, buộc hàng vật liệu....
Một số vấn đề cần lưu ý về nhựa tái chế:
Nhựa tái chế sẽ không được sử dụng để sản xuất cho cùng một mặt hàng trong lần tiếp theo mà sẽ được sản xuất thành những mặt hàng có cấp thấp hơn. Ví dụ: chai nhựa cũ sau khi không dùng nữa sẽ không được tái chế thành chai nhựa mới mà có thể chế tạo thành Dây Đai Nhựa đai buộc hàng...
Một số sản phẩm như chai nhựa, hộp nhựa có thể tái chế lại để sản xuất những sản phẩm nhựa mới có cấp thấp hơn nhựa ban đầu.
Như vậy, loại nhựa thân thiện với môi trường nhất hiện nay chính là nhựa phân hủy sinh học. Nhưng vì chi phí sản xuất loại nhựa này vẫn còn khá cao nên hiện còn rất ít doanh nghiệp tham gia sản xuất các sản phẩm được làm từ nhựa này.